Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm và cách phòng ngừa hiệu quả

Người đăng:
Notice: Trying to get property of non-object in /home/admin/chothuysan.vn/home/modules/products/views/product/default_base.php on line 6
Ngày đăng:2018-08-17 08:36 - TP HCM
Lượt xem:7
Liên Hệ qua: Email
Hoặc gọi số: 097743-xxx
Mã tin:3409
Báo tin xấu
Lưu tin

Bệnh hoại tử gan tụy trên tôm là một thách thức nghiêm trọng đối với ngành nuôi tôm bởi khó có thể tìm ra một phương thuốc thần kỳ giải quyết được dịch bệnh mà cần phải đưa ra các giải pháp phòng ngừa chủ động dựa trên nhân biết dấu hiệu và nguyên nhân gây bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Trước hết, khi nói về bệnh hoại tử gan tuỵ trên tôm hay còn hội chứng tôm chết sớm ( EMS ) chúng ta nên thống nhất rằng đang nói về duy nhất một bệnh trên tôm với các tên gọi khác nhau, được ghi nhận lần đầu tiên ở nước Trung Quốc năm 2009. Khi EMS xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc  gây ra thiệt hại chưa từng thấy cho nghề nuôi tôm của các nước sản xuất và xuất khẩu tôm chính của thế giới, vậy nguyên nhân gây bệnh là gì ? Tìm hiểu thêm nguyên nhân tôm thẻ chân trắng bị đục cơ

Nguyên nhân chủ yếu khiến tôm bị bệnh gan là do vi khuẩn parahaemolyticus

Nguyên nhân chủ yếu khiến tôm bị bệnh gan là do vi khuẩn parahaemolyticus

Phân tích bệnh học các mẫu bệnh phẩm mà Trường Đại học Arizona nhận được từ các nước có EMScho thấy, đây là một bệnh chưa từng được ghi nhận trên tôm bởi vi khuẩn gây bênh là loài vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus , loài vi khuẩn này vô cùng phổ biến trong môi trường và chỉ có một dòng đặc biệt của loài vi khuẩn này gây được bệnh. Bởi vậy các phương pháp xét nghiệm bình thường sẽ không thể xác định được nguyên nhân gây bênh là do dòng vi khuẩn này.

>> Tham khảo thêm: trị bệnh phân trắng tôm thẻ

Phương pháp phòng ngừa bệnh hoại tử gan tụy trên tôm

Lịch sử ngành bệnh học tôm cho thấy việc điều trị sau khi bệnh hoại tử trên tôm đã xảy ra là rất khó bởi tôm không có hệ miễn dịch, sau khi mắc bệnh tôm thường bỏ ăn và chết rất nhanh nên khó có thể điều trị kịp.

Biện pháp phòng bệnh hiệu quả :

Chuẩn bị ao nuôi và xử lý nước :  Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là tác nhân chính gây bệnh nên sẽ phát triển rất nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi. Sau mỗi vụ nuôi ba fcon nên nạo vét hết bùn đáy, bón vôi khử trùng, nếu đáy ao sau khi vét vẫn còn nhiều bùn đen thì có thể bơm cát sạch vào ao khoảng 15cm để ngăn lớp bùn tạo ra khí độc và ổn định nhiệt độ nước.

Chuẩn bị ao nuôi trong lành và sạch bệnh

Chuẩn bị ao nuôi trong lành và sạch bệnh

Thường xuyên kiểm tra chất lượng thức ăn và bổ sung  thêm  men vi sinh EMS - Proof và các khoáng chất thiết yếu vào thức ăn để giúp giải độc gan tụy và tăng hệ thống miễn dịch gan tụy giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh hoại tử gan trên tôm.

EMS - Proof sẽ giúp cho gan  tụy của tôm hoạt động tốt hơn, giảm tình trạng bị viêm, phát  triển  tốt. Nâng cao tỉ lệ sống sót cao và quan trọng là giảm các vấn đề nhiễm bệnh phức hợp như vi khuẩn, đem lại hiệu quả cao, nâng cao năng suất và không tồn dư kháng sinh

Vi sinh EMS - Prooof ức chế sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh

Vi sinh EMS - Prooof ức chế sự phát triển của các chủng vi khuẩn gây bệnh

Hệ vi sinh trong ao có lúc xảy sự biến động như hiện tượng sụp tảo trong ao thì khả năng vi khuẩn gây bệnh bùng phát để gây bệnh trên tôm là rất lớn. Bởi vậy bà con nên nuôi thêm cá rô phi trong ao nuôi để thiết lập một hệ sinh thái vi sinh trong ao với các quần thể tảo và vi khuẩn được cân bằng. Cá rô phi có tác dụng diệt tảo đáy, làm sạch đáy ao, ăn các con tôm bệnh chết giúp giảm sự lan truyền của bệnh v.v…

Nguồn: bệnh hoại tử gan tụy trên tôm

Lưu ý: chothuysan.com.vn chỉ có trách nhiệm truyền tải thông tin, không chịu trách nhiệm về nội dung tin đăng
Like chợ thủy sản để cập nhật nhiều tin đăng mỗi ngày